Những loại vitamin có lợi cho sức khỏe từ nước mắm cá cơm đúng chuẩn

Nước mắm cá cơm truyền thống xưa nay luôn nổi tiếng vì hương vị thơm ngon, đậm đà và hàm lượng acid amin cao rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ít ai biết rằng giá trị dinh dưỡng của nước mắm cá cơm còn nằm ở lượng vitamin có lợi đa dạng với hàm lượng cao.

nuoc-mam-truyen-thong-chua-ham-luong-vitamin-co-loi-cao
Nước mắm truyền thống chứa hàm lượng vitamin cao

Vitamin A có lợi cho mắt và hệ xương

Vitamin A là một dưỡng chất rất cần thiết cho thị lực và sức khỏe của làn da, bộ xương và răng. Đặc biệt, vi chất này còn giữ vai trò quan trọng trong ngăn ngừa một số loại ung thư, bảo vệ tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch và làm chậm quá trình lão hóa. Thiếu hụt vitamin có lợi này thường dẫn đến nguy cơ tiêu chảy ở trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai, suy giảm thị lực, các bệnh da liễu như vẩy nến, mụn rộp ở người trưởng thành.

Trong thành phần của nước mắm truyền thống chứa hàm lượng vitamin A tự nhiên từ cá biển tươi sống. Hàm lượng này tuy không lớn nhưng là nguồn bổ sung cần thiết trong bữa ăn hàng ngày, giúp các gia đình duy trì hệ miễn dịch, tránh những bệnh lý do thiếu vitamin A gây nên.

Vitamin B1 cải thiện hệ miễn dịch

Trong thành phần của nước mắm cá cơm chứa tới 4 trong 8 vitamin có lợi nhóm B. Nhìn chung, nhóm vi chất này đóng vai trò quan trọng xây dựng nên hệ miễn dịch và thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể. Là loại vitamin đầu tiên thuộc nhóm này, B1 là vi chất giúp phòng tránh bệnh beri-beri (tê phù, teo cơ, suy tim). 

Đây cũng là dưỡng chất giúp chuyển hóa tinh bột thành glucid và năng lượng. Do đó, với khẩu phần ăn nhiều tinh bột trắng của người Việt Nam, việc bổ sung vitamin B1 từ thành phần nước mắm tốt cho sức khỏe người sử dụng, giúp ngăn ngừa các bệnh rối loạn chuyển hóa, sưng phù cơ thể. 

Vitamin B2 thúc đẩy phát triển cơ thể

Là một trong những loại vitamin quan trọng nhất tác động đến sự phát triển của cơ thể, vitamin B2 đảm bảo hoạt động chức năng của tế bào diễn ra bình thường, giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đặc biệt là hấp thụ sắt, ngăn ngừa bệnh thiếu máu, đau nửa đầu, đục nhân mắt,…

Nước mắm truyền thống nếu trải qua quá trình lên men nghiêm ngặt sẽ giữ trọn hàm lượng vitamin B2 từ cá tươi, rất có lợi cho sức khỏe người sử dụng. Tuy nhiên, vitamin B2 rất dễ biến chất dưới tác động của nhiệt độ trong quá trình chế biến thức ăn, do đó, hãy nêm nếm nước mắm ở khâu cuối cùng khi nấu nướng hoặc chấm trực tiếp để phòng tránh những bệnh do thiếu vitamin B2 gây ra.

Vitamin PP tránh suy nhược, viêm da

Vitamin PP (còn được gọi là B3) là dưỡng chất rất quen thuộc trong chữa bệnh nhiệt miệng, suy nhược, viêm da hở, tích tụ cholesteron trong thành mạch máu. Tuy nhiên, vitamin PP thường gây ra phản ứng phụ như chóng mặt, đau cơ, mất ngủ nếu được sử dụng với liệu lượng lớn. Do đó, thay vì chỉ bổ sung vitamin PP đột ngột khi đã xuất hiện dấu hiệu bệnh tật, hãy sử dụng nước mắm truyền thống mỗi ngày. 

Hàm lượng PP vừa đủ trong nước mắm truyền thống không chỉ giúp cơ thể luôn có đủ lượng vitamin PP cần thiết mà còn giúp tránh các phản ứng phụ do bổ sung đột ngột loại vitamin này gây ra.

Vitamin B12 có lợi cho quá trình trao đổi chất

Theo tiêu chuẩn quốc tế, người phụ nữ có thai và nuôi con bú cần 2,2 mcg B12 cho khẩu phần ăn mỗi ngày để đề phòng rối loạn sản xuất máu và dị tật nứt đốt sống thần kinh của thai nhi từ những tháng đầu tiên. Thiếu vitamin B12 nghiêm trọng có thể gây tiêu biến các tế bào hồng cầu (thiếu máu), mắc các vấn đề ở dạ dày/ruột và tổn thương thần kinh vĩnh viễn.

Nước mắm truyền thống chứa lượng vitamin B12 vừa đủ cho nhu cầu của người trưởng thành khỏe mạnh, do đó, hãy sử dụng gia vị này thường xuyên để giúp tránh nguy cơ tổn thương tế bào vĩnh viễn do thiếu hụt vitamin B.

Bài viết khác

0243.9713040